LÀNG NGHỀ DA GIẦY PHÚ YÊN

LÀNG NGHỀ DA GIẦY PHÚ YÊN

Dọc theo Quốc lộ số 1A vào Nam, đến Cầu Giẽ, đi qua một con đường dài chừng hơn 1km, chúng ta sẽ được vào làng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ; hai bên đường là những dãy nhà cao tầng mọc lên sát sát, với các cửa hàng vừa sản xuất, vừa bày bán giày da các loại; đây chính là làng nghề da giày truyền thống của Phú Yên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

         Tương truyền, cụ Tổ nghề da giày Việt Nam là Tiến sĩ Nguyễn Thì Trung, người Ba Làng, tỉnh Hải Dương, ông đỗ Tiến sĩ và làm quan dưới thời nhà Mạc (Mạc Mậu Hợp 1562-1592). Trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Thì Trung đã học được cách làm giày, sau đó về Việt Nam, ông đã dạy và truyền nghề cho nhân dân. Những người thợ giày da ở Phú Yên tôn vinh cụ Nguyễn Thì Trung là Tổ sư của nghề da giày Việt Nam, và đang xác định để tìm xem ai là Tổ sư nghề của riêng làng Phú Yên. Theo lời kể của cụ Lưu Xuân Chúng, Chủ tịch Hội Da giày Phú Yên cho biết, vào khoảng gần 100 năm trước có người tên là Nguyễn Lương Nghé, người thôn Giẽ Hạ, là người biết làm nghề da giày đầu tiên ở làng. Phú Yên ngày xưa là vùng chiêm trũng, cách xa các trung tâm thương mại nên việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giày rất khó khăn, do vậy, cụ Nghé không thể hành nghề ở quê được mà phải đi ra Quảng Yên, Hòn Gai (tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Khi đi cụ có đem theo 1 người cháu cũng là thợ làm giày tên là Nguyễn Lương Mạc. Hai chú cháu mở một cửa hàng da giày ở thị xã Hòn Gai. Không bao lâu sau, giày của chú cháu cụ Nghé nổi tiếng khắp vùng này. Nhiều người từ Trung Quốc, Móng Cái, Cẩm Phả đều tìm đến mua giày tại cửa hàng. Công việc làm ăn đang phát đạt ở Hòn Gai, nhưng sau đó hai chú cháu ly tán nhau, người vào Sài Gòn, người lại về Hải Phòng làm ăn. Từ đó các con cháu, thợ nghề từ làng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ xuống Hải Phòng học nghề. Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cơ sở sản xuất giày của Nguyễn Lương Mạc bị thất tán.
Đến năm 1954, hòa bình được lập lại, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, nền công nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển thì nghề da giày cũng được Nhà nước chú ý, đầu tư xây dựng nhà máy ở Thụy Khê để sản xuất giày xuất khẩu. Thợ giày da từ Phú Yên để sản xuất giày xuất khẩu. Thợ giày da từ Phú Yên và nhiều nơi khác đã về Hà Nội làm việc tại các hợp tác xã, nhà máy này…Một số thợ ở Phú Yên ở lại làng cùng nhau thành lập hợp tác xã thủ công nghiệp, chuyên sản xuất gia công giày cho các nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng.
Năm 1989, khi các nước ở Đông Âu sụp đổ, thị trường tiêu thụ hàng da giày ở Việt Nam bị đóng cửa, Hợp tác xã thủ công gia giày Phú Yên phải giải tán. Trong thời điểm khó khăn ấy, để mưu sinh, hầu hết các thợ nghề phải đi làm ăn nơi khác, một số còn lại vì đam mê và không muốn để mất nghề Tổ nghiệp họp lại với nhau thành lập Tổ da mềm. Tổ da mềm chèo chống, cầm cự giữ nghề cho đến năm 1992 mới khôi phục lại được bằng cách mở các xưởng đóng giày với quy mô nhỏ lẻ từng tổ, hộ gia đình…ở ngay trong làng và một số nơi khác.
Sau những năm tháng khó khăn, nghề da giày Phú Yên đã có cơ hội phục hồi phát triển, hiện nay hầu hết các nghệ nhân đi làm săn xa xứ đều quay về làng tự mở xưởng, mở cửa hàng làm ăn. Đồng thời họ cùng nhau thành lập Hội Da giày Phú Yên.
Sau những năm tháng phục hồi, xây dựng nghề cổ truyền, vượt qua bao gian nan khó của thương trường, hôm nay, làng nghề da giày Phú Yên đã có tới gần hai trăm hộ sản xuất, trên dưới 1.500 lao động ở tất cả các khâu sản xuất, từ cắt may da, thiết kế, tạo khuôn, đến gò giày…giải quyết việc làm cho người dân địa phương cùng các xã lân cận. Mỗi năm Phú Yên sản xuất ra từ 6 đến 7 triệu đôi giày, doanh thu xấp xỉ năm, sáu chục tỷ đồng. Nếu so với trồng lúa thì con số ấy thực sự là nguồn thu đáng kể, đóng vai trò tích cực trong cơ cấu ngân sách của địa phương.
Làng nghề da giày Phú Yên, một trong những làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống, là điểm du lịch của thành phố Hà Nội. Nhiều nghệ nhân giỏi được Nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ nhân bàn tay vàng. Điển hình có cụ Trần Hữu Tiều là một trong những nghệ nhân của làng được phong tặng danh hiệu cao quý này. Sau hơn chục năm thành lập, Hội Da giày Phú Yên đã giúp cho bộ mặt làng nghề thay đổi từng ngày. Những dãy phố sầm uất chạy xuyên qua cánh đồng mênh mông, các nhà hàng, cửa hiệu bày bán đầy đủ các loại giày dép, các mặt hàng bằng da khác, làng nghề luôn tấp nập kẻ bán người mua. Vào những dịp lễ, Tết, các đơn vị sản xuất không kịp để giao hàng cho khách, vì số lượng tiêu thụ rất lớn. Hiện nay, Phú Yên đã mở được nhiều đại lý phân phối sản phẩm tại các địa phương trong cả nước, đồng thời còn gia công cho một số công ty có nhu cầu hợp tác.
Những thành công của làng nghề da giày Phú Yên là minh chứng cho chủ trương đúng đắn về phát triển kinh tế làng nghề truyền thống do Đảng và Nhà nước khởi xướng. Làng nghề truyền thống giúp nâng cao đời sống, phát triển kinh tế, tạo cho nhân dân có nếp sống văn hóa văn minh, xã hội trật tự, an toàn, ổn định. Chính vì lẽ đó, làng nghề da giày Phú Yên là địa điểm thu hút khách thập phương đến tham quan và là một làng nghề điển hình tiên tiến, niềm tự hào của huyện Phú Xuyên.
Theo báo điện tử Phú Xuyên

Cách Đặt Mua Hàng:

Sản phẩm cùng danh mục:

Nhận xét sản phẩm:

Comments

Post a Comment

 
Copyright © 2013. GIẦY DA NAM ĐẸP thời trang, cao cấp, công sở | Dép da BÁC RÂU
Design by Bác Râu
Địa chỉ: Đức Diễn-Phú Diễn-Từ Liêm-Hà Nội
Hotline: Mr. Kiên: 0969071388
Email: kien.vudinh74@gmail.com
Skype: kien_vudinh
yahoo: vu_dinhkien